Sơn epoxy là tên gọi của 1 dòng sơn công nghiệp 2 thành phần được tạo nên từ những hạt nhựa epoxy, chất đóng rắn polyamide, dung môi và 1 số phụ gia khác. Sau khi trộn lại với nhau theo 1 tỉ lệ nhất định sẽ tạo nên màng sơn có độ cứng, dai chắc, sáng bóng cùng một số tính năng chuyên dụng như: chống tĩnh điện, chống rỉ sét, chịu axit,…. Thường được sử dụng phổ biến cho các bề mặt sắt thép, sàn bê tông, tường, trần.
Một Bộ sơn epoxy hoàn chỉnh gồm có 2 phần:
-
- Thùng lớn (phần A): là thành phần sơn.
- Thùng nhỏ (phần B): chất đông cứng (keo đóng rắn epoxy).
Sơn epoxy được tạo ra để phục vụ cho nhiều vật liệu kết cấu và đặc biệt là kim loại và bê tông.
-
- Với kim loại (sắt thép, nhôm,…): sẽ có các loại như: sơn chống rỉ epoxy cho sắt thép thông thường, sơn thép mạ kẽm, sơn bổ sung kẽm cho sắt thép (sơn tàu biển)…
- Với vật liệu bê tông (tường – trần, sàn…): Sẽ có các dòng sơn epoxy hệ dung môi hoặc không sử dụng dung môi như: sơn epoxy tự san phẳng, sơn epoxy gốc PU,…
Các thành phần cơ bản của sơn epoxy bao gồm: chất tạo màng (chất kết dính), bột màu, phụ gia, dung môi…
- Chất kết dính: là chất tạo nên sự kết dính cho các loại bột và màu trong sơn, tạo màng bám dính trên bề mặt. Tùy vào mục đích sử dụng và loại sơn để người ta xác định chất kết dính.
- Bột độn:còn được gọi với cái tên là bột độn được pha vào nhằm mục đích gia tăng các tính chất của sơn như: tăng độ cứng, bóng của màng sơn ( tính chất của màng), kiểm soát độ láng, thời gian khô của sơn, và nhiều tính chất khác…Một số loại chất độn sơn (bột độn ) thường được dùng như: Kaoline, Oxide titane, Carbonate calcium…
- Bột màu: Nguyên liệu màu sử dụng trong sơn thông thường sẽ ở dạng bột mịn. Bộ màu có nhiệm vụ tạo nên màu sắc và đảm bảo độ che phủ cho sơn, nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến độ bóng và độ bền của màng sơn. Bột màu bao gồm hai loại là màu tự nhiên và màu tổng hợp
- Phụ gia: là các chất hóa học với công thức riêng tùy theo từng dòng sơn cụ thể.
- Dung môi: Là chất hòa tan nhựa và pha loãng sơn, đặc tính của nhựa trong sơn sẽ quyết định loại dung môi được sử dụng.