0932.096.328

Chống thấm sân thượng – sàn mái bằng Bitum

Trong tất cả các vị trí chống thấm thì sân thượng có thể được xem là nơi khó nhất bởi khu vực này là nơi chịu ảnh hưởng bởi thời tiết nặng nhất. Tuy nằm vị trí lộ thiên nhưng công việc chống thấm được xem cực kỳ phức tạp, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm để có được độ bền chống thấm thời gian dài nhất. Phải hiểu đúng về kết cấu của sàn sân thượng mới có thể tính toán công việc, lên phương án chống thấm hiệu quả.

Thấm dột mái trần là khái niệm dùng để chỉ các sự cố, hiện trạng các công trình xây dựng, nhà ở, nhà xưởng, bị thấm nước mưa, các các loại nước bể trên mái đọng lại gây ra hiện tượng tường bê tông bị thấm xuống mái, trần gây dột và hư hại cấu trúc bên trong nhà ở, công trình. Hiện tượng thường thấy của việc trần mái nhà bị thấm nước đó là xuất hiện các vết tường bị ngả ố màu vàng, mọc rêu mốc, vết nứt tường chân chim… Mái trần thấm dột càng nặng thì các hiện tượng, biểu hiện càng rõ rệt thậm chí có thể thấy nước dột từ trên mái trần nhà xuống.

Gọi để tư vấn: 0932.096.328

Màng chống thấm Bitum là sản phẩm Polyme tổng hợp ở dạng tấm hoặc cuộn, có hệ số thấm rất thấp. Sử dụng để chống thấm cho nhiều hạng mục công trình. Màng chống thấm Bitum có độ bền hàng trăm năm. Được sử dụng để lót đáy bãi rác thải hợp vệ sinh theo quy trình tiêu chuẩn. Nhằm ngăn chặn rỉ nước rác gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Và môi trường xung quanh, ngăn nước mưa, thu khí ga, ngăn mùi, chống ô nhiễm…

Màng Bitum có độ bám dính tốt, được gia cố thêm các lớp sợi và có hình dạng là các tấm trải. Nên thường được sử dụng để chống thấm cho các khu vực có bề mặt lớn. Chịu được nhiệt độ, ma sát lớn, khả năng chống mài mòn và chịu được va đập như: chống thấm sân thượng, sàn mái bằng, tầng hầm, móng nhà…

Hiện nay, màng chống thấm bitum thường được sử dụng chống thấm sàn nhà vệ sinh, sàn mái, sân thượng, tầng hầm, ban công, bể bơi,… Theo đó, đối với nhiều hạng mục thi công trong xây dựng.Các loại màng chống thấm bitum hiện nay trở nên cực kỳ hữu dụng. Không chỉ bởi sự tiện lợi khi thi công mà còn bởi đặc tính ứng dụng hiệu quả của nó.

Bước 1: Đục sạch các lớp hồ vữa ximăng, bê tông dư thừa cho bằng phẳng bề mặt bê tông. Vệ sinh về mặt. 
Bước 2: Thi công lớp lót gốc Bitum
Bước 3: Dán màng cuốn lên tường 300mm, chồng mí 100mm
Bước 4: Dán màng phần diện tích mái, chồng mí 100mm
Bước 5: Xử lý phần giáp mí
Lưu ý: 
Sử dụng đèn khò gas, khò phần dưới của màng đến khi bề mặt bitum có độ nóng và bắt đầu chảy mềm, lúc đó màng đạt khả năng bám dính tốt nhất để thi công dán. Công đoạn khò yêu cầu thợ phải thật kinh nghiệm, tránh trường hợp khò quá nóng dẫn đến màng nóng chảy, thủng màng.